Các loại bệnh thường gặp ở cá koi và cách chăm sóc

Cho cá ăn đúng cách

Bài viết này Hồ Cá Koi Miền Nam giới thiệu đến các bạn bài viết các loại bệnh thường gặp ở cá koi và cách chăm sóc để hỗ trợ người nuôi có thêm chút kiến thức để chăm sóc cho đàn cá koi của mình.

Một số bệnh mà cá koi thường gặp

Bệnh viêm loét

bệnh viêm loét
bệnh viêm loét

– Cá Koi khi bơi trong hồ không tránh khỏi va chạm lẫn nhau và với các cây thủy sinh, các góc sắc cạnh trong hồ. Từ đó khiến cá bị xây xát, nhiễm trùng vết thương khiến cá chết sớm.

– Khi này bạn cần vớt cá lên để thoa thuốc chống nhiễm trùng cho cá sẽ hạn chế tình trạng viêm loét tốt hơn.

Bệnh rận cá

bệnh rận ở cá
bệnh rận ở cá

– Bệnh xảy ra khi những con rận, ký sinh trùng sống ký sinh trên thân, vây hoặc trong khoang miệng của cá koi. Chúng sẽ liên tục hút máu gây tổn thương cho cá, đồng thời còn tiết độc tố khiến các loại vi khuẩn khác có thể tấn công gây bệnh. Từ đó khiến tuổi thọ cá bị giảm, nhanh chết.

– Khi thấy cá có biểu hiện khó chịu, bơi nhảy hỗn loạn do bị rận cắn, bạn cần sử dụng dụng cụ gắp rận ra khỏi cơ thể chúng và dùng thuốc sát khuẩn sơ cứu lên những vùng tổn thương. Duy trì liên tục khoảng 7 ngày để cá koi hồi phục.

Bệnh nhiễm trùng mỏ neo

trùng mỏ neo ở cá
trùng mỏ neo ở cá

– Đây là căn bệnh phổ biến nhất hay gặp ở cá koi. Bệnh do một loại ký sinh trùng dạng giáp xác gây nên, chúng bám chặt lấy thân và đuôi cá Koi để hút máu và dưỡng chất. Bạn có thể quan sát được bằng mắt thường.

– Khi mắc bệnh, cá koi sẽ lười ăn, bơi chậm và kém linh hoạt. Hãy sử dụng thuốc Dimilin với liều lượng 1g/1m3. Tuy nhiên cần đánh thuốc giãn cách ngày cho cá sau đó thay nước hồ nuôi bởi Dimilin có chứa thành phần thuốc trừ sâu.

– Đánh thuốc cho đến khi cá koi không còn ký sinh trùng nữa thì dừng lại.

Bệnh xù vảy cá

bệnh xù vảy cá
bệnh xù vảy cá

– Bệnh dễ nhận thấy bằng mắt thường nhất đó là khi cá koi sưng phù thân người, vảy bị xù, mắt bị lồi ra. Khi này cá Koi sẽ có xu hướng bơi sát mặt nước để lấy oxy nhiều hơn.

– Bệnh xảy ra khi cá bị nhiễm vi khuẩn trong cơ thể hoặc có khối u làm các cơ quan bị phình to ra, chèn ép khiến cá bị giảm tuổi thọ và nhanh chết. Để điều trị, bạn nên cho cá tắm muối với tỷ lệ 5kg muối/1m3 trong vòng 5 phút, thực hiện liên tục vài ngày sẽ khiến tình trạng bệnh được cải thiện phần nào.

Bệnh đốm đỏ

bệnh đốm đỏ
bệnh đốm đỏ

– Bệnh này khiến toàn thân cá koi xuất hiện đốm đỏ như xuất huyết. Từ đó khiến cá bỏ ăn, vảy rụng dần, cá bơi chậm chạp và yếu dần. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây ra.

– Để ngăn ngừa cá mắc bệnh đốm đỏ, hãy gia tăng nồng độ kiềm trong hồ nuôi của bạn bằng phương pháp phủ vôi bột hoặc đánh muối trong vài ngày. Bởi vi khuẩn này không thể sống được trong môi trường kiềm.

Bệnh đốm trắng

bệnh đốm trắng
bệnh đốm trắng

– Bệnh xảy ra chủ yếu do nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Cá koi sẽ xuất hiện các đốm trắng li ti trên thân, đầu. Bệnh lây lan rất nhanh cho các con cá khác và khiến cá trở nên suy yếu dần.

– Cách xử lý tốt nhất đó là đảm bảo nguồn nước nuôi cá luôn được sạch sẽ, ổn định PH trong hồ, duy trì nồng độ muối ở mức 0,5%/ngày, nhiệt độ hồ nuôi luôn ở 25-28 độ C.

Bệnh nấm da, mang

bệnh nấm da mang
bệnh nấm da mang

– Bệnh xảy ra khi có vi sinh vật, ký sinh trùng sán sống trong nước và ký sinh trên thân, mang cá. Chủ yếu do nguồn nước bẩn không hợp vệ sinh gây ra. Cá koi khi này sẽ hay bị ngứa, bơi nhảy lung tung, cá sẽ chết chỉ sau một thời gian.

– Để điều trị bệnh này, bạn cần thay nước hồ thường xuyên, duy trì ổn định nồng độ muối và oxy trong hồ. Sử dụng thuốc Praziquantel liều lượng 2g/1m3 để giúp tiêu diệt sán và các ký sinh trùng trong nước.

Bệnh thối đuôi

bệnh thối đuôi
bệnh thối đuôi

– Bệnh xảy ra khiến cá koi bị sưng, viêm phần đuôi. Nặng hơn sẽ gây lở loét, hoại tử, thối rữa. Bệnh do nhiễm trùng Mycobacteria và một số loại nấm mốc gây nên.

– Để xử lý bệnh này, hãy thoa thuốc Malachite 1% lên vùng bị tổn thương, mỗi ngày 1 lần bôi, sử dụng liên tục từ 5-7 ngày.

Cách chăm sóc cá koi

Chúng ta đã biết cá koi là loài cá cảnh có giá trị lớn vì vậy chăm sóc đúng cách và cẩn thận là điều chúng ta nên quan tâm, lưu ý. Bạn đừng lo đã có Hồ Cá Koi Miền Nam giúp đỡ bạn.

Cách cho cá koi ăn để cá phát triển tốt, Cho ăn như thế nào và bao nhiêu là hợp lý?

  1. Cho ăn theo mức cơ bản: về cơ bản chúng ta có thể cho ăn 1 ngày 2 lần sáng tối hoặc ít nhất 1 ngày 1 lần. Nếu bạn quên hay bận việc thì 1- 2 tuần vẫn không sao nếu môi trường vi sinh trong hồ tốt, cá koi rất khó chết vì thiếu thứ ăn nhưng nó sẽ giảm trọng lượng cơ thể nếu thiếu ăn , nên bạn nên cân nhắc và tính toán cho ăn kèm với kích thước bạn muốn duy trì cho nó hợp với kích thước hồ cá của bạn
  2. Số lần và thời gian cho cá ăn: Chúng ta có thể chia nhỏ nhiều lần ăn trong ngày, có một số người nuôi cá koi và đam mê cá koi thì cho cá ăn là cách xả stress và thư giản là sở thích do đó họ có thể cho ăn nhiều lần với điều kiện hệ thống lọc hồ cá koi của bạn phải tốt đầy đủ các hệ thống khác trong hồ như: hệ thống thổi đáy hút đáy, hệ thống lọc mặt, hút mặt, hệ thống tạo dòng, hệ thống UV….
  3. Cho ăn bổ sung nếu có thể: chúng ta có thể cho ăn các thức ăn cho cá koi bổ sung như bo bo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín,…
  4. Các giai đoạn ăn thức của cá koi con: sau nửa tháng, koi chuyển qua ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng… Cần chú ý gây nuôi các sinh vật tầng đáy, nhằm cung ứng đủ lượng thức ăn cho cá. Từ 1 tháng tuổi trở đi cá chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng,… Ngoài ra, cá còn ăn cám, bã đậu, các thức ăn chế biến sẵn chủ yếu từ gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin và bột cá.
Cho cá ăn đúng cách
Cho cá ăn đúng cách

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách chăm sóc cá koi mùa hè

Chăm sóc cá koi mùa đông – Người nuôi cá nên đọc

Kết luận

Qua bài viết trên hy vọng chúng tôi cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn thêm hãy gọi cho Hồ Cá Koi Miền Nam qua số điện thoại: 0905.091.313 chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

5/5 - (21 bình chọn)
Chat Facebook
0905.091.313